Thai nhi 26 tuần tuổi – mẹ cần biết những điều gì?

Nguyễn Trinh 25 January 2021

Thai nhi 26 tuần tuổi là mẹ đã đi đến những tháng cuối thai kỳ, lúc này những thay đổi của cơ thể và sự phát triển của bé là mẹ đều có thể cảm nhận rõ ràng. Tùy vào cơ địa mà mẹ có mệt mỏi hay không. Tuy nhiên, các mẹ cứ cố gắng hòa nhịp và ổn định theo những thay đổi của cơ thể là được.


Mẹ cần biết điều gì khi thai nhi 26 tuần tuổi?

Ngày hôm nay, các mẹ hãy cùng Codegiamgia tìm hiểu tất tần tật về những điều mà mẹ cần biết trong tuần 26 của thai kỳ qua bài viết sau, từ đó có thể chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt để chào đón thiên thần của mình nhé!

Thai nhi 26 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Giác mạc của bé đã bắt đầu hoàn chỉnh: Khi bước vào giai đoạn này, đôi mắt của bé vào một khoảnh khắc sẽ mở ra, mắt bé sẽ chớp khi tỉnh giấc và đi ngủ, tuy nhiên vẫn chưa thấy được gì. Mặc dù hình dáng của bé còn nhỏ, nhưng bé sẽ tích mỡ và dần lớn hơn trong những tuần cuối của thai kỳ.

Kích thước của bé cũng dần phát triển hơn: Lúc này, bé đã nặng khoảng 907 gram và dài 35,6 cm, tương đương với một củ cải đường. Bên trong tử cung của mẹ sẽ dần cảm giác chật hơn so với bé, và dĩ nhiên mẹ sẽ thấy bé duỗi người và đạp ngày một nhiều hơn.

Bé bắt đầu hiếu động hơn: Khi bước vào tuần thai kỳ thứ 26, bé cũng đã bắt đầu tập và lựa chọn tư thế để chào đời. Thông thường thì bé sẽ chúi đầu xuống, nhưng vẫn có bé nằm ngang bụng, đó gọi là hiện tượng thai ngôi ngang.


Bé bắt đầu thay đổi khi bước qua tuần thứ 26

Các bộ phận trong cơ thể bé cũng dần hoàn thiện: Ngoài ra, các hệ mạch máu và tuần hoàn của bé cũng đã phát triển đầy đủ. Tim bơm máu, phổi cũng phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Nếu trường hợp bé sinh non vào thời gian này thì sẽ dễ gặp phải những bệnh liên quan đến hô hấp, nhưng vẫn có khả năng không ảnh hưởng đến tính mạng.

Bé cần nạp thêm nhiều dưỡng chất hơn để phát triển: Để cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho bé, thì dây rốn sẽ trở nên dày và khỏe hơn, mẹ càng thấy thèm ăn nhiều hơn. Nhưng mẹ nhớ áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn vặt và đồ ngọt nhé! Nguồn thức ăn tốt nhất lúc này là những loại rau xanh và thịt nạc đấy.

Mẹ đã có thể tập thói quen ăn uống cho bé từ bây giờ: Mẹ có thể ăn thêm nhiều các món rau củ và trái cây để cho bé làm quen hương vị từ giai đoạn này là được rồi, bởi bé đã phát triển vị giác và có thể cảm nhận được thức ăn.

Thai nhi 26 tuần tuổi mẹ thay đổi như thế nào?

Thân hình của mẹ thay đổi: Khi bước vào tuần thứ 26, mẹ đã tăng gần 10kg, dễ khiến cho mẹ khó chịu vì thân hình quá lớn và diện mạo không còn xinh đẹp như trước. Có mẹ còn tăng đến gần 14kg trong thời gian thai kỳ.

Mẹ bắt đầu thấy thèm ăn nhiều hơn: Mỗi ngày, mẹ cần nạp từ 2000 – 2500 calo vào giai đoạn thai kỳ và tăng thêm khoảng 500 calo khi đến giai đoạn cho con bú. Chính vì vậy, mẹ chỉ cần áp dụng chế độ nạp calo phù hợp, tránh bị tăng cân vô ích. Những nguồn năng lượng này sẽ mất dần khi sinh bé và cho bé bú.

Cơ thể mẹ cũng thay đổi nhiều vào giai đoạn này

Da bụng của mẹ bắt đầu rạn nứt: Lúc này rốn của mẹ cũng đã bị đẩy lồi ra, khiến cho da có cảm giác ngứa và căng tức. Mẹ nhớ sử dụng dưỡng ẩm và các loại sản phẩm chống rạn cho bà bầu để giúp da lấy lại độ đàn hồi nhé!

Mẹ thường xuyên bị khó chịu cơ thể và thay đổi tâm lý: Khi thai nhi 26 tuần tuổi, bé sẽ tăng áp lực lên bàng quang khiến mẹ phải đi vệ sinh nhiều. Ngoài ra, phần lưng và sườn cũng bị đau do bé duỗi người. Mẹ có thể đổi tư thế nằm và cho thêm gối dưới lưng để giảm đau. Ngoài ra, mẹ còn rất dễ bị mất ngủ vì những cơn đau lưng, ợ nóng, chân bị chuột rút hay đi tiểu thường xuyên.

Để hạn chế những mệt mỏi của thai kỳ, mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập dành cho mẹ, đừng uống quá nhiều nước trước khi ngủ nhé!

Bài tập dành cho mẹ khi thai nhi 26 tuần tuổi


Tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ hạn chế cơn đau

Để giảm đau nhức, tăng lượng tuần hoàn máu và thể lực, dễ sinh nở hơn, thì mẹ có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng vào thời khi thai nhi 26 tuần tuổi và những tháng cuối kỳ.

  • Bài tập cải thiện khung chậu: Ngồi xuống nền phẳng, bắt chéo 2 bàn chân lại với nhau. Hai tay giữ bàn chân hoặc để như thế ngồi thiền. Giữ cơ bụng thư giãn. Mẹ có thể áp dụng bài tập này sau sinh để điều chỉnh cảm xúc.
  • Đi bộ: Các mẹ hãy đi dạo quanh nhà để vận động nhẹ nhàng. Nếu thời tiết quá nóng bức, thì những trung tâm thương mại cũng là một lựa chọn tốt.
  • Bài tập giãn cơ bắp: Mẹ cứ cố gắng kéo căng người nhưng trong giới hạn cho phép, đừng quá cố gắng nếu đau hay khó chịu. Bài tập này sẽ giúp mẹ giảm đau nhức và hạn chế bị chuột rút.
  • Đi bơi: Bộ môn này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn, tim mạch ổn định hơn và tăng lượng oxy lên cho cả 2 mẹ con. Nếu không biết bơi, mẹ có thể thả mình trong nước để giảm đau đầu gối. Nhớ thở căng và hít thở sâu trước khi bắt đầu bơi nhé!

Ngoài ra, mẹ cần tránh những bài tập như:

  • Những bài tập dễ bị ngã như đạp xe, cưỡi ngựa.
  • Những bài tập gây khó thở như lặn sâu dưới biển.
  • Những bài tập dễ va chạm như đấm bốc, đấu vật.

Khi gặp những dấu hiệu như: Đau ngực, bước đi cảm thấy khó khăn, thai nhi ít cử động hơn thì mẹ nên dừng lại các bài tập và báo ngay cho bác sĩ nếu như không thấy thuyên giảm nhé!

Thai nhi 26 tuần tuổi cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?


Thai nhi 26 tuần tuổi – chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng

Đến giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi, mẹ hãy nhớ xem xét khẩu phần của mình. Hãy bổ sung chất xơ để tránh bị táo bón và ợ chua, hạn chế thức ăn dầu mỡ, thêm Vitamin C bằng nước ép cam, salad, hoặc trái cây tươi,…để giảm bớt tình trạng bị chuột rút.

Ngoài ra, lượng chất sắt có trong thịt bò, gan động vật, các loại rau có màu xanh đậm cũng vô cùng cần thiết. Mẹ cũng có thể sử dụng viên uống bổ sung sắt dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ.

Những điều mẹ cần biết khi thai nhi 26 tuần tuổi


Sưng phù tay chân là hiện tượng bình thường của mẹ bầu

Tình trạng sưng phù:

  • Ngoài bụng mẹ, thì cả bàn chân, mắt cá chân, tay hay mặt mẹ cũng bị sưng lên, nhất là vào những ngày cuối thai kỳ. Vậy nên sẽ gây cho mẹ nhiều khó khăn khi mang giày dép hoặc đeo trang sức.
  • Đây là tình trạng bình thường do sự gia tăng chất lỏng trong thời kỳ mang thai, và tình trạng sưng sẽ thấy rõ hơn vào cuối ngày, nhất là đối với những mẹ giữ nguyên tư thế đứng hoặc ngồi quá nhiều giờ.
  • Những vết sưng phù sẽ tự mất đi sau khi mẹ nghỉ ngơi vài giờ hoặc qua đêm.

Không xăm mình:

  • Thai kỳ không phải là thời điểm phù hợp để đi xăm mình, vì nó dễ khiến mẹ mắc phải viêm gan B và HIV/AIDS thông qua đường kim xăm.
  • Mặc dù vẫn chưa được chứng minh, nhưng mực xăm vẫn có thể làm ảnh hưởng lớn đến thai nhi.
  • Lúc lâm bồn, bác sĩ có thể sẽ không gây tê ngoài màng cứng cho các mẹ do hình mới xăm.
  • Ngoài ra, hình xăm còn có thể bị biến dạng sau khi các mẹ sinh xong.

Mẹ cần làm những xét nghiệm gì khi thai nhi 26 tuần tuổi?


Mẹ cần phải đi xét nghiệm khi thai nhi 26 tuần tuổi

Khi bước vào tuần thứ 26 thai kỳ, thì mẹ cần phải kiểm tra lại cơ thể bằng một số xét nghiệm cơ bản sau để đảm bảo an toàn trước và sau khi sinh, tuy nhiên nó có thể thay đổi tùy vào bác sĩ hoặc nhu cầu của mẹ.

  • Xét nghiệm nước tiểu để đo đạm và đường.
  • Kiểm tra lại huyết áp và cân nặng.
  • Kiểm tra nhịp tim của bé.
  • Kiểm tra kích thước tử cung bằng cách cảm nhận bên ngoài.
  • Đo chiều cao của đáy vị, còn gọi là đỉnh tử cung.
  • Kiểm tra sưng tay chân, giãn tĩnh mạch chân.
  • Xét nghiệm máu (nếu mẹ bị bệnh thiếu máu).
  • Tiêm vắc xin bạch hầu.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống.
  • Kiểm tra các triệu chứng của mẹ.

Ngoài ra, mẹ nên chuẩn bị sẵn một danh sách các câu hỏi cần giải đáp để thảo luận và được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp.

Mẹ cần lưu ý những gì khi thai nhi 26 tuần tuổi?


Cố gắng duy trì lối sống lành mạnh để vượt cạn thành công

  • Hãy ngồi yên khi bạn cảm thấy muốn đi vệ sinh chỉ tầm 5 phút, vì có thể bé đang đè lên bàng quang của mẹ. Mẹ có thể thay đổi tư thế, nằm nghiêng qua một bên để xem có bỏ được dấu hiệu này không.
  • Nếu thường xuyên bị ợ chua hay khó tiêu, mẹ đừng xem thường nhé! Bởi các nồng độ nội tiết tố sẽ tăng lên gấp 10 lần khi bạn mang thai đấy!
  • Bạn có thể nhờ bác sĩ hướng dẫn về những bài tập và cách tăng cường sức khỏe để giảm bớt những cơn đau thai kỳ.
  • Sắp xếp một kỳ nghỉ dưỡng để phục hồi sức khỏe và cả tâm lý. Đây cũng chính là thời gian phù hợp để bạn sắp xếp lại những công việc và dự định trong tương lai.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những bữa ăn không có đủ dinh dưỡng, luôn đảm bảo phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất để bé phát triển tốt hơn.
  • Đến bác sĩ ngay khi bạn cảm thấy có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể.
  • Mẹ có thể tham gia thêm những lớp học dành cho mẹ để có một hành trang thật tốt khi sinh. Nên rủ thêm chồng để có thể hiểu thêm về vợ và cách chăm sóc con.

Hy vọng bài viết về thai nhi 26 tuần tuổi đã cung cấp cho các mẹ được nhiều thông tin bổ ích. Bài viết mà Codegiamgia cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo chứ không phải điều trị y tế, nên tốt nhất, các mẹ hãy đến những địa chỉ bác sĩ uy tín để thăm khám nhé! Chúc các mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe.

Bình luận

Viết bình luận của bạn về bài đăng

Bài viết liên quan