Thai nhi 22 tuần tuổi – mẹ cần quan tâm những gì?

Nguyễn Trinh 25 January 2021

Khi thai nhi 22 tuần tuổi cũng là lúc cơ thể mẹ đã bắt đầu thay đổi nhiều. Từ vóc dáng tròn trịa, 3 vòng đầy đặn hơn hay thậm chí là tay chân không còn săn chắc và gọn gàng như thời con gái. Ở giai đoạn này, không chỉ có cơ thể bên ngoài của mẹ thay đổi mà bên trong cũng có sự chuyển hóa lớn. Nhưng các mẹ đừng lo, đây chính là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường giúp cho thai nhi phát triển tốt và mạnh khỏe đấy!

Mẹ cần chú ý gì khi thai nhi được 22 tuần?

Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bắt đầu từ tuần thứ 22, em bé phát triển khá nhanh và các cơ quan bên trong cơ thể cũng dần hoàn thiện. Trọng lượng của bé lúc này sẽ rơi vào tầm 430 gam và có kích thước từ 26cm. Lúc này bé đã mang dáng vóc như một trẻ sơ sinh phiên bản mini, và từ thời điểm này đến 3 tháng cuối kỳ thì bé sẽ phát triển nhanh hơn để chuẩn bị ra đời. Lúc này, lớp da của bé sẽ không còn trong suốt nữa mà bắt đầu hình thành mỡ dưới da và hoàn thiện hơn.

Bé đã hoàn thiện các bộ phận khi được 22 tuần tuổi

Vào thời gian thai nhi 22 tuần tuổi, mẹ đã có thể cảm nhận được bé xoay người, vặn mình, đấm đá hay dùng lực bên trong bụng. Ngoài ngũ quan hoàn thiện, thì thính giác của bé cũng đã bắt đầu hoạt động. Những âm thanh, tiếng động từ bên ngoài bụng mẹ thì bé đều có thể nghe thấy. Lúc này bố mẹ hay người thân đều đã có thể trò chuyện, vuốt ve hay mở nhạc nhẹ nhàng cho bé rồi đấy!

Ngoài ra, khi bước qua tuần 22, bé đã có thể xác định giới tính một cách rõ ràng và chính xác nhất. Mặc dù có thể biết vào khoảng 3 tháng đầu mang thai, nhưng bộ phận sinh dục chưa rõ nên rất khó quan sát, phải đến thời điểm này thì mọi thứ mới đúng hoàn toàn.

Mẹ có thể tìm mua đai nghe nhạc cho bé tại:

Thai nhi 22 tuần tuổi cơ thể mẹ sẽ thay đổi những gì?

Mẹ sẽ tăng cân nhanh chóng khi bước sang tuần thai kỳ thứ 22

Khi bắt đầu bước vào tuần thứ 22 của thai kỳ, không chỉ có bé mà cả cơ thể mẹ cũng có nhiều sự thay đổi rõ rệt, ví dụ như:

  • Mẹ bắt đầu tăng cân nhanh và khó kiểm soát, nhất là ở phần tay, đùi hay mông. Đây không phải là do mẹ ăn quá nhiều, mà là do cơ thể của mẹ đang dự trữ dinh dưỡng và năng lượng cho bé. Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng quá nhiều mà hãy thường xuyên theo dõi và cố gắng giữ cân nặng ở mức độ cho phép để tránh gây béo phì cho mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Những vùng bụng, cánh tay hoặc đùi bắt đầu xuất hiện vết rạn da. Đây là dấu hiệu của việc các sợi collagen bị xé rách do mẹ tăng cân và căng da quá nhanh.
  • Quầng vú của mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt nhỏ giống như mụn, những nốt này được gọi là montgomery, nó có khả năng tiết dầu để làm mềm và dưỡng đầu vú.
  • Những cơn đau gò sinh lý là tình trạng mẹ hay gặp phải khi bước đến giai đoạn thai nhi 22 tuần tuổi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, công việc của mẹ. Nhưng nếu những cơn gò đau này xuất hiện với tần suất nhiều hoặc đau dữ dội, mẹ nên thăm khám để có thể tìm ra hướng giải quyết kịp thời.
  • Mắt cá, bắp chân, bàn chân của mẹ bắt đầu sưng phù. Nhưng mẹ vẫn nên đi khám và điều trị nếu có những dấu hiệu sưng bất thường, bởi đó có thể là do tiền sản giật xuất hiện ở phụ nữ mang thai.
  • Ngoài những dấu hiệu bên ngoài, cơ thể mẹ cũng bắt đầu mệt mỏi, khó ngủ, đau lưng, nghẹt mũi, âm đạo tiết dịch nhiều,… Thậm chí tâm lý của các mẹ cũng thay đổi dần, bắt đầu cáu gắt, dễ lo lắng, tủi thân, thay đổi cảm xúc liên tục.

Để hạn chế tình trạng rạn da, mẹ có thể tìm mua các sản phẩm tại:

Thai nhi 22 tuần tuổi cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Không còn ăn uống thoải mái như thời con gái, bắt đầu từ thời gian này, bé sẽ hấp thu rất nhiều dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Chính vì vậy chế độ ăn uống lúc này được xem là rất quan trọng mà mẹ cần phải lưu ý.

Không chỉ chú trọng đến chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, mà trong giai đoạn này mẹ cũng nên ăn đủ chất để nuôi con mà còn phải kiểm soát cân nặng của bản thân. Hãy lựa chọn những thức ăn lành mạnh và có đầy đủ các loại chất sau:

Các loại thực phẩm nhiều chất sắt


Những thực phẩm giàu chất sắt rất tốt cho mẹ và bé

Để tránh khỏi nguy cơ thiếu máu ở mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và cơ thể bé, thì mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm có chất sắt như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, nghêu, sò, trai, ốc, cải bó xôi, bông cải xanh, hạt bí đỏ, socola đen, và các loại đậu.

Các loại thực phẩm có chứa Omega-3


Omega-3 là một dưỡng chất vô cùng quan trọng

Omega-3 là một chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển trí não thai nhi. Omega-3 sẽ chia thành 2 loại là EPA và DHA, nó giúp cho các hệ thần kinh, não bộ, mắt của bé phát triển tốt hơn và còn giúp mẹ điều chỉnh tâm trạng. Chất dinh dưỡng này sẽ có nhiều trong cá hồi, cá tuyết, bắp cải, bí ngòi,…

Các loại họ đậu


Các loại đậu cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu

Các loại đậu chính là nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào các chất sắt, chất xơ, protein, canxi và vitamin B9. Những chất dinh dưỡng này không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao, mà còn ngăn ngừa tình trạng ống thần kinh của bé bị khuyết tật.

Các loại trái cây sấy khô


Trái cây khô vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa bảo quản lâu được

Không chỉ các loại trái cây tươi, mà những loại sấy khô vẫn có chứa nhiều khoáng chất và hàm lượng vitamin cần thiết. Loại này còn bảo quản được lâu hơn để mẹ dự trữ sẵn trong nhà. Các loại trái cây khô sẽ bổ sung chất xơ, vitamin K, kali, acid folic giúp mẹ khắc phục tình trạng táo bón khi mang thai.

Ngoài ra, những loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, cà chua,… cũng vô cùng cần thiết, giúp cho làn da của mẹ khỏe đẹp hơn và hạn chế tình trạng thiếu máu.

Nguồn dinh dưỡng từ các loại hạt


Các loại hạt cung cấp chất béo cần thiết cho mẹ và bé

Ngoài những khoáng chất kể trên, thì chất béo cũng vô cùng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ bầu no lâu. Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên sử dụng những chất béo no vì nó sẽ tốt cho tim mạch. Loại dinh dưỡng này sẽ có nhiều trong các loại hạt như hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân,… Tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn không quá 30g mỗi ngày.

Thai nhi 22 tuần tuổi mẹ không nên ăn gì?


Những loại thực phẩm nào mẹ bầu không nên ăn quá nhiều?

Ngoài những loại dinh dưỡng và thức ăn nên bổ sung, thì mẹ vẫn nên tránh những loại thức ăn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể như:

  • Pate: Thực phẩm này thường chứa vi khuẩn Listeria làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Nếu thèm ăn, mẹ nên tự làm ở nhà và trữ trong tủ lạnh, sử dụng trong vài ngày để đảm bảo vệ sinh.
  • Gan của động vật: Gan tuy chứa rất nhiều vitamin A rất tốt cho mẹ bầu, nhưng nó cũng có hàm lượng cao cholesterol và không tốt cho huyết áp, tim mạch. Ngoài ra, nếu lượng Vitamin A nạp vào cơ thể quá nhiều cũng gây dị tật cho thai nhi. Chính vì vậy, nếu quá thèm, mẹ cũng chỉ nên ăn một ít thôi nhé!
  • Các loại sữa tươi chưa tiệt trùng: Không giống với loại thanh trùng, sữa chưa tiệt trùng sẽ còn cả các hại khuẩn và mầm mống làm ảnh hưởng xấu đến phôi thai và sức khỏe của mẹ. Nếu muốn uống sữa, mẹ hãy mua loại tiệt trùng để chắc ăn hơn nhé!
  • Các loại thức uống có cồn hoặc có chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê là những thứ không tốt cho lá gan, nhất là đối với các chị em đang mang thai. Nó còn tăng khả năng bé bị dị tật bẩm sinh vô cùng cao.

Thai nhi 22 tuần tuổi có nên siêu âm không?


Thai nhi 22 tuần tuổi là thời gian quan trọng nhất để siêu âm

Khi bước qua thời gian 22 tuần tuổi, thì đây chính là thời điểm quan trọng nhất để siêu âm. Bởi đây là cột mốc để mẹ khảo sát, biết chắc giới tính của bé và phát hiện những dị tật bẩm sinh mà bé mắc phải. Tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ siêu âm 3D hoặc 4D để nhìn thai nhi phát triển và phát hiện dị tật dễ dàng hơn (nếu có).

Bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số sau đây để đưa ra chẩn đoán bé có bị mắc các bệnh bẩm sinh như bệnh Down, bệnh tim, sứt môi, hở hàm ếch, tay chân dị tật,…từ đó sẽ có hướng giải quyết phù hợp và kịp thời nhất:

  • Đo chỉ số cơ bản như: vòng đầu, vòng bụng, xương đùi để ước lượng cân nặng của bé.
  • Kiểm tra tổng quát não bộ, tim, nội tạng, xương sống, tay, chân, khuôn mặt để tìm kiếm dị tật.
  • Quan sát bé đã phát triển đầy đủ bộ phận chưa, và các bộ phận có phát triển đúng hay không.

Những lời khuyên dành cho mẹ khi thai nhi 22 tuần tuổi


Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe

Mẹ hãy kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, nhất là đồ ngọt. Việc này sẽ giúp mẹ tránh khỏi căn bệnh tiểu đường thai kỳ, nó khá nguy hiểm và dễ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Cố gắng duy trì chế độ tập thể dục cho mẹ bầu, vì vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ tăng tỉ lệ thành công và dễ dàng hơn khi vượt cạn đấy!

Khi đi siêu âm ở thai nhi 22 tuần tuổi, mẹ nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, đúng thời điểm và theo định kỳ. Việc phát hiện sớm những trường hợp thai nhi bị dị tật bẩm sinh sẽ vô cùng quan trọng, các bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra phương pháp giải quyết phù hợp.

Bài viết của Codegiamgia chỉ mang tính chất tham khảo cho các mẹ có thai nhi 22 tuần tuổi. Để đảm bảo được sức khỏe và chế độ ăn uống hợp lý dành cho mỗi người, các mẹ nên tìm cho mình một chuyên gia tư vấn để được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe thật tốt nhé!

Chúc các mẹ luôn vui vẻ và có một thai kỳ thật mạnh khỏe.

Bình luận

Viết bình luận của bạn về bài đăng

Bài viết liên quan